Căn tính tộc người và bản sắc người vùng biên trong hoạt động sinh kế xuyên quốc gia vùng biên giới Việt - Trung ở Lào Cai

Ngày đăng: 05/05/2025 Lượt xem: 27
Mặc định Cỡ chữ

CĂN TÍNH TỘC NGƯỜI VÀ BẢN SẮC NGƯỜI VÙNG BIÊN

TRONG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ XUYÊN QUỐC GIA

VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG Ở LÀO CAI

 

PGS.TS. Hoàng Cầm

Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Tóm tắt:Việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1991 đã tạo điều kiện cho sự phát triển của giao thương và sự dịch chuyển của lao động xuyên biên giới từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trong bối cảnh thay đổi, các tộc người thiểu số sống dọc theo vùng biên giới ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đã năng động và chủ động hoà vào dòng chảy chung này để tìm kiếm các cơ hội sinh kế mới. Bên cạnh tham gia lao động bốc xếp hàng hóa xách hàng thuê ngay tại cửa khẩu quốc tế và các cửa khẩu phụ, hàng nghìn người đã đi sang Trung Quốc, chủ yếu là phụ nữ, lao động làm thuê và buôn bán trong ngày. Sử dụng khung phân tích “tiếp cận” (access) của Ribot và Peluso, và dựa vào tư liệu điền dã ở huyện Bát Xát Lào Cai, bài viết chỉ ra rằng, trong quá tìm kiếm các cơ hội sinh kế mới nơi bên kia biên giới, những người phụ nữ và nam giới Giáy và Dao đã chủ động vị thế riêng của mình để có thể buôn bán và tiếp cận được thị trường lao động phổ thông ở Trung Quốc. Bên cạnh việc sử dụng căn tính là người thiểu số, bản sắc người vùng biên được kiến tạo một cách chính thống và phi chính thống cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sinh kế các nhóm tộc người này. Các câu chuyện về những người Giáy và Dao được trình bày và phân tích góp phần khẳng định mối quan hệ mang tính cộng sinh giữa bản sắc văn hóa tộc người và thực hành sinh kế. Sự hiểu biết sâu về mối quan hệ cộng sinh này có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo và cải thiện sinh kế mà còn trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các tộc người trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập.

Từ khoá: Căn tính tộc người, bản sắc người vùng biên, thực hành sinh kế, vùng biên giới Việt - Trung.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa học số 2 (54) - 2021


Bình luận